Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần XVIII Mùa Thường Niên (Mt 15,21-28) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 15,21-28

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Ds 13,1-2.25; 14,1.26-29; 34-35

Hôm nay chúng ta sắp đọc một trong những giải thích của “bốn mươi năm "- lang thang trong sa mạc. Chắc chắn có những lý do tự nhiên của việc trì hoãn lâu dài này... Nhưng

những thế hệ sau này, khi suy lại trong đức tin sự kiện lịch sử này, đã thấy đó là một hình phạt: Không ai trong số những người kêu trách Chúa sẽ được vào Đất Hứa... cả “thế hệ” tội lỗi sẽ chết trước, chỉ con cái họ mới được hưởng nhờ lời hứa. Chúa Giêsu đã thường so sánh những người của thời Người với “thế hệ " này trong sa mạc (Mt 12, 39. Lc 11-29).

Ngươi hãy sai đàn ông, mỗi chi tộc một người đi xem đất Canaan mà Ta sẽ ban cho con cái Israel... Sau bốn mươi ngày những người do thám "Đất”, đi khắp miền, đoạn trở về.. Họ tường thuật và trình bày các sản phẩm của xứ sở...

Trong Israel hôm nay, đây là một cảnh tượng người ta thường diễn tả: người ta thấy hai người mang gậy trên vai, ở giữa họ là một chùm nho mà một người không thể mang nổi: Biểu tượng phì nhiêu khác thường của niềm hoan lạc trước mắt họ. Đối với những người du mục, quen với bao nhiêu là thiếu thốn, trong sa mạc ước mơ hy vọng biết bao! Đất Hứa là đó, thật gần.

Chúng tôi đã vào đất, nơi các ông sai chúng tôi đến, và thật là đất chảy tràn sữa mắt, và đây là thổ sản của đất ấy.

Kiều nói biểu trưng rất gợi cảm sữa, mật, rượu... và tất cả đều dồi đào tràn lan.

Bên kia tính cách vật chất của những thực phẩm ngon bổ này, chúng ta phải nhận sự mạc khải được lặp lại cho chúng ta ở đó, về một Thiên Chúa muốn tràn đổ hạnh phúc cho cuộc tạo dựng của Người. Tôi có phải là người hy vọng, hướng về niềm vui sẽ tới không? Tôi có tin cách thâm sâu rằng Thiên Chúa định cho cuộc tạo dựng của Người tiến vào niềm vui thần linh của riêng Người mà Người rộng mở tiếp đón chúng ta không? Hỡi tôi tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng niềm vui của chủ ngươi” (Mt 25,21).

Hiềm một nỗi dân cư trong xứ hùng cường. Thành trì kiên cố và lớn lắm và chúng tôi đã thấy ở đó có những người cao lớn. Thật chúng tôi chỉ như những con châu chấu.

Bất kể những miêu tả kỳ diệu trên, bất kể ước mơ muốn dừng chân, từ bỏ sa mạc dân Israel sắp nghe tiếng nói của sợ hãi, muốn bàn ra.

Cả chúng ta nữa, chúng ta thiếu can đảm biết bao. Chúng ta bỏ lỡ những dịp đã được cống hiến cho chúng ta.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con can đảm nắm lấy những cơ may và những cuộc mạo hiểm nằm trong tầm tay chúng con. Xin giúp chúng con đừng từ khước trước những khó khăn trong công việc.

Và toàn thể công đồng kêu la, họ lên tiếng và cả dân khóc lóc đêm ấy.

Tiếng than van cảm kích của những kẻ thất đảm mọi thời phải biết nghe, và có thể thúc đẩy lời kinh lẫn hành động của chúng ta.

Chúa phán cùng Môsê và Aaron rằng: Dân bạc ác này kêu trách Ta cho đến bao giờ? Xác chết của các người sẽ nằm trên rừng vắng này.

Và đây là án phạt phải lang thang bốn mươi năm.

Chỉ một dân “mới” sẽ có thể vào Đất Hứa. Tin Mừng cũng sẽ nói với chúng ta những đòi buộc canh tân, cần thiết để vào hưởng niềm vui của Chúa: chiếc áo cưới để dự tiệc (Mt 22,11). Cuộc tái sinh để thông phần Nước Trời (Ga 3,3) rượu mới không thể pha trộn với rượu cũ (Lc 5,37) tẩy trứ men cũ để hóa nên bột nhồi mới tinh (1Cr 5,7).

Bài đọc II: Gr 31,1-7

Vào thời ấy- Sấm của Yavê - Ta sẽ là Thiên Chúa của toàn thể các chi tộc Israel và chúng sẽ là dân của Ta.

Đây là kiểu nói Giao ước: một sự phụ thuộc hỗ tương, một sự thương hữu về vận mạng “Ta sẽ là của ngươi và ngươi sẽ là của Ta".

Kiểu nói được diễn tả qua những danh từ tập thể (chỉ cả một dân tộc) và việc này có một ý nghĩa sâu sa. Hiện nay trong môn hiện tượng học lịch sử, người ta nhấn mạnh đến chiều kích tập thể của nó- Việc gì đụng chạm đến điều người, liên quan từ người này qua người khác, thì Thiên Chúa cho là quan trọng.

Phải lưu tâm đến các “dân tộc” đến các môi trường sống mà tôi lệ thuộc. Cầu nguyện cho việc truyền giáo... và tùy phương tiện, tôi cộng tác vào đó.

Giáo hội là một “dân tộc"... Giao ước mới luôn mang tính tập thể Péguy sẽ nói "Cả" một tập thể “về trời" không có kẻ này mà thiếu người khác”.

Cầu nguyện cho Giáo hội.... và cho toàn thể nhân loại.

Giavê phán thế này: dân đã tìm lại ân sủng trong sa mạc, khỏi bị tàn sát, Israel đang trên đường về nơi an nghỉ.

Đây là đề tài về “số còn sót lại” đã gặp thấy trong Isaia (thứ Ba tuần 15). Vào những giờ phút đen tối nhất, vẫn phải giữ lấy niềm hy vọng khi mọi sự xem ra như mất hết, thì phải ngẩng đầu lên Israel “đang trên đường" về nơi an nghỉ.

Từ thời xa xưa, Giavê đã tỏ mình ra cho nó. Ta đã yêu thương ngươi bằng một tình yêu muôn thuở, bởi thế ta giữ ân nghĩa với ngươi. Hỡi trinh nữ Israel, Ta sẽ tái lập ngươi và ngươi sẽ vươn mình lên.

Đây là đề tài về lòng “trung tín" của Thiên Chúa.

Giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người. Không phải là một cuộc mặc cả, “có đi có lại” nếu các ngươi trung thành, Ta sẽ trung thành Thiên Chúa đã cam kết giữ lòng trung thành mặc dù chúng ta bất trung: "Ta giữ ân nghĩa với ngươi”. Chúng ta đã gặp mấy điều này trong sách Hôsê và không thể nào quên được.

Lạy Chúa, xin tạ ơn Người về lòng trung tín trong mọi cơn thử thách. Ước gì con trở nên ít bất xứng hơn.

Ta sẽ yêu thương ngươi bằng một tình yêu muôn đời.

Hôm nay, hãy để Thiên Chúa làm vang lên trong ta những lời nói nồng cháy yêu thương "Người vẫn yêu – thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng”. Đức Giêsu sẽ là khuôn mặt cụ thể loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại.

Hỡi trinh nữ Israel, một lần nữa, ngươi sẽ cầm những trống cơm đi len vào giữa các vũ khúc liên hoan.

Một hình ảnh khó quên, bộc phát từ tâm hồn hiền dịu của Giêrêmia một cô gái trẻ, hạnh phúc, múa nhảy, vui mừng.

Sau một thời thử thách nặng nề, thử xem Thiên Chúa cứu độ con người thế nào.

Người sẽ trồng lại các vườn nho.

Đây, một hình ảnh đáng khích lệ khác nữa. Một nông dân đang sung sướng trồng trọt. Cây nho, hứa hẹn một thứ rượu "làm say ngất lòng người" (Tv. l04,15).

Quả thật, sẽ có ngày quân canh vọng tiếng trên núi Ephraim: “Dậy đi nào, ta lên núi Sion đến vùng Giavê…hãy la lên tiếng hoan lạc… hãy hò reo... Hãy làm cho ta nghe tiếng ca ngợi các ngươi…Hãy loan truyền rằng: Giavê đã cứu dân Người. Số sót của Israel.

Hình ảnh cuối cùng: một dân tộc hành hương, một dân tộc đang tiến về Thiên Chúa, tiến về niềm hoan lạc. Một dân tộc họp mừng": ca bài tạ ơn của những người được cứu thoát.

BÀI TIN MỪNG: Mt 15,21-28

Đức Giêsu lui về miền Tia và Xi-đon. Một người đàn bà Canaan, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng…

Đức Giêsu vượt qua một ranh giới. Một vùng đất của dân ngoại sắp được dự phần vào tác vụ của Đức Giêsu.

Sau này, thánh Phaolô sẽ viết, Đức Giêsu đến mở rộng Giao ước xưa nay vẫn dành riêng cho Israel đến mọi “dân nước”.

Tôi lắng nghe tiếng kêu xin của người đàn bà đó.

Có thể chung quanh tôi, cũng có những tiếng kêu như thế mà tôi chưa biết lắng nghe.

Lạy Ngài là Con vua Đa vít, xin dủ lòng thương tôi: Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm. Nhưng Người không đáp lại một lời.

Lời cầu nguyện tiếng kêu xin thật là đẹp đẽ, chân thành và cảm động. Đức Giêsu đã từng nói: "Tất cả những gì anh em xin, thì sẽ được... Hãy gõ cửa sẽ mở cho... "

Thế mà, Đức Giêsu lại im lặng, không đáp lại lời cầu xin trên

Lạy Chúa, tại sao thế? Tại sao Chúa thường không đáp lời khi chúng con nài van Chúa giải thoát chúng con?

Các môn đệ thưa với Người rằng: "Xin Thầy bảo bà ấy đi đi, kẻo bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi.

khó chịu chăng? Phẫn nộ trước thái độ nài nỉ của người đàn bà dân ngoại? Hay là phân biệt chủng tộc?

Biết đâu, đó có thể là mối xúc động thật sự trước nỗi đau khổ của người mẹ đáng thương này?

Đức Giêsu đáp: Thầy chỉ được sai đến cứu những con chiên lạc của nhà Israel mà thôi.

Sau một lúc im lặng, Đức Giêsu chối từ.

Lạy Chúa, tại sao vậy? Tại sao Chúa lại phủ nhận. Chúng con đều biết rằng… Chúa luôn có tâm hồn dịu dàng, và Chúa đến là để “cứu độ mọi người ".

Bà ấy đến sụp lạy mà thưa Người rằng: Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi.

Ôi! Thật là thái độ van nài lạ thường!

Đó không phải là cách đáp lại trước những câu hỏi “tại sao" của chúng ta sao?

Thử thách của Đức tin, thử thách khi cầu nguyện, không phải là eách thanh luyện Đức tin, và đề cao sức mạnh của cầu nguyện đích thực sao?

Đức Giêsu đáp: “không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”.

Thật là lời nói cứng cỏi.

Lạy Chúa, Chúa vừa biến bánh ra nhiều nuôi sống dân chúng, thế mà Chúa nỡ từ chối một chút bánh vụn trước lời cầu xin của người ta bà đáng thương sao?

Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con lại được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.

Không, bà nhất định không từ bỏ lời cầu xin. Bà sẽ đi đến cùng.

Bấy giờ Đức Giêsu đáp: "Này Bà, lòng tin của bà mạnh thật, Bà muốn sao thì sẽ được vậy”.

Đó là mức độ mà Chúa Giêsu muốn Bà t.a đạt tới. “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật". Giờ đây, thử tóm kết vấn đề. Đức Giêsu tự hạn chế, chỉ chu toàn sứ vụ trong lĩnh vực đã được Chúa Cha ủy thác. Toàn bộ nhiệm cục ơn cứu độ (và đó

là một mầu nhiệm) đều xuất phát từ con người: Chính nhờ dân Israel đón nhận công trình cứu độ trước, mà các dân tộc khác mới đạt tới Giao ước, tiến đến làn tiệc Thiên Chúa, và lãnh nhận Bánh Thiên Chúa. Nhưng nhờ Đức tin của người đàn bà dân ngoại trên, hôm nay một niềm hy vọng to lớn được rộng mở Nếu Đức Giêsu đã chủ ý và dè dặt tự giới hạn mình trong phạm vi "những chiên lạc của nhà Israel, là Người đã thấy trước và muốn đề cao việc các dân ngoại gia nhập Giáo hội.

Như thế, tôi luôn phải tự hỏi: Tại sao tôi có cơ may lãnh nhận Đức tin? Tại sao tôi được hưởng đặc ân, được mời gọi tới ăn “bánh" của con cái Thiên Chúa. Lạy Chúa, chớ gì không khi nào con được quên còn rất đông người đang chờ đợi những mảnh bánh vụn của bàn ăn này! Phần con, đã được nuôi dưỡng bằng chính Thiên Chúa, cũng đừng bao giờ ngồi dự bàn tiệc đó một mình. Con sẽ làm sao để giúp những người khác cùng được thưởng thức bàn tiệc đó.

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giê Su chữa con gái người đàn bà Ca-na-an

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Chúa Giê-su lui về miền tia và si-don: Chúa Giêsu muốn lui về miền ngoại giáo này (Mc 7,24) có thể là để tránh sự dòm ngó của nhóm biệt phái, cũng như sự nồng nhiệt của quần chúng sau vụ hóa bánh ra nhiều (Ga 6,15). Nhưng đối chiếu với 11,21 thì có thể nhận ra ý nghĩa thần học từ những địa danh này: dân Do Thái từ chối ơn cứu độ thì dân ngoại được hưởng.

2. Người phụ nữ Ca-na-an thưa với Chúa bằng danh xưng: “Lạy Ngài là con vua Đavit”, giống các kitô hữu gốc Do Thái thường xưng hô về Chúa Giê-su. Điều này cho thấy người phụ nữ ngoại giáo này ý thức rằng chỉ với danh nghĩa một người có niềm tin vào Chúa Giê-su, mới được Chúa thi ân. Điều kiện để được Chúa ban ơn thì phải có lòng tin. Vì vậy đức tin là điều căn bản của cầu nguyện.

3. Sự thing lặng của Chúa Giê-su và việc cản trở của những người xung quanh có giá trị làm tăng cường lòng tin của người phụ nữ ngoại giáo này. Quả vậy , bà đã không thất vọng, nhưng bà lại kêu tha thiết và tin tưởng hơn: “lạy ngài, xin cứu giúp tôi”. Đức tin phải trải qua những thử thách mới lớn mạnh được.

4. Thánh sử Matthêu đã đặt trên miệng người phụ nữ này lời cầu khẩn trong phụng vụ giờ kinh rằng “lạy ngài, xin hãy đến giúp con”. Khởi đầu mỗi lần cử hành phụng vụ giờ kinh, Hội Thánh cũng đặt trên miệng chúng ta cũng lời cầu xin của người phụ nữ này. điều này đã đòi hỏi chúng ta phải khởi sự bằng niềm tin vào Thiên-Chúa khi chúng ta đọc kinh, cầu nguyện.

5. “Hỡi bà lòng tin của bà mạnh thật, bà muốn sao thì sẽ được vậy”.

ngoài ý nghĩa khen ngợi đức tin mạnh mẽ của người phụ nữ ngoại giáo này, Chúa Giê-su còn nhấn mạnh: với những người ngoại giao bị khinh khi, thì đức tin họ cứu sống họ. Trái lại người Do Thái đề cao những đặc ân của họ, họ đã không chịu tin và từ chối ơn cứu độ. Vì thế đức tin của người phụ nữ ngoại giáo này là mẫu gương cho người Kitô hữu chúng ta trong việc phụng sự Thiên-Chúa.

6. Bài Tin-Mừng hôm nay cho chúng ta những bài học sau đây: tin vào Chúa Giê-su là đòi hỏi duy nhất đối với dân ngoại để họ có thể ngồi vào bàn ăn của Hội Thánh để lãnh nhận “bánh dành riêng cho con cái” trong nhà. Lương dân có niềm tin vào Thiên-Chúa thì họ cũng xứng đáng đón nhận sự thi ân của Chúa như người kitô hữu chúng ta có thể giúp cho người lương cầu nguyện với Thiên-Chúa trong niềm tin đơn sơ và chân thành của họ.

Việc Đức Giê Su đón nhận đức tin của người phụ nữ ngoại giáo này đã nói lên tính cách phổ quát của ơn cứu độ. Và người muốn sửa sai quan niệm hẹp hòi, ích kỷ và khép kín của người Do Thái thời đó sống ngăn cách và khinh khi lương dân.

Trong câu chuyện trên đây, người phụ nữ ca-na-an là tấm gương đức tin cho các môn đệ và là một dịp giúp họ khám phá ra nơi đấng mà họ đang bước theo, ánh hào quang tỏa sáng vượt khỏi biên giới của It-ra-en.

7. Nhờ đức tin của người mẹ mà người con được khỏi bệnh: đức tin của người này ảnh hưởng đến phần rỗi của người khác. nhờ vậy, chúng ta có thể là Tông Đồ bằng đức tin qua những việc lành phúc đức, qua những hy sinh hãm mình âm thầm…

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.